Thị trường ngày 12/03 chứng kiến một phiên đảo chiều khi VNIndex tăng rồi lại giảm 2 lần, và dừng lại ở mức giảm 0.17 điểm so với phiên hôm qua, kết thúc tuần với một phiên đỏ. Xu hướng chung của thị trường vẫn là xu hướng tăng, tuy nhiên lực cản tâm lý và lực cản do bán ròng khối ngoại cản trở việc bứt phá của VNIndex trong tuần này.
Thị trường ngày 12/3 chứng kiến một phiên đảo chiều khi VNIndex tăng rồi lại giảm 2 lần, và dừng lại ở mức giảm 0.17 điểm so với phiên hôm qua, kết thúc tuần với một phiên đỏ. Xu hướng chung của thị trường vẫn là xu hướng tăng tuy nhiên, lực cản tâm lý và lực cản do bán ròng khối ngoại cản trở việc bứt phá của VNIndex trong tuần này.
Chốt phiên, sàn HOSE có 182 mã tăng và 280 mã giảm, VN-Index giảm 0,17 điểm (-0,1%), xuống 1.181,56 điểm. Đóng cửa, sàn HNX có 103 mã tăng và 108 mã giảm, HNX-Index tăng 0,39 điểm (+0,14%), lên 273,91 điểm. Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%), xuống 80,33 điểm với 201 mã tăng và 121 mã giảm.
Tuy đối mặt với tin tức xấu về việc bị tòa xử thua kiện và phải thanh toán gần 300 tỷ đồng cho Hòa Bình, cổ phiếu FLC vẫn tiếp tục một phiên tăng, với thanh khoản lên tới 22,28 triệu đơn vị. Không chỉ thanh sôi động, giá cổ phiếu FLC cũng duy trì đà tăng mạnh với biên độ tăng 4,2% lên 6.900 đồng/CP. Bên cạnh việc công bố lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng mạnh gần 70% so với ước tính trước đó, kể từ ngày 11/3, cổ phiếu FLC cũng ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, là những tác nhân giúp FLC có phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp.
Cổ phiếu SHB tiếp tục ghi nhận phiên giao dịch khởi sắc thứ 3 liên tiếp. Kết phiên, SHB tăng 2,3% lên mức 17.700 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh vẫn dẫn đầu thị trường, đạt 49,12 triệu đơn vị.
Tiếp tục câu chuyện nghẽn sàn HOSE trong chiều nay, đây được đánh giá là sàn duy nhất trên thế giới có tình trạng kéo dài nhiều tháng. Việc các sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới gặp sự cố kỹ thuật dẫn tới tình trạng phải tạm ngừng giao dịch, giá và số lượng lệnh không được cập nhật đúng lúc… không phải chuyện lạ. Tuy nhiên, thông thường sự cố chỉ kéo dài vài giờ tới 1 ngày giao dịch.
Sàn Giao dịch chứng khoán Nasdaq , chứng kiến 2 sự cố tạm ngừng giao dịch chỉ trong 1 tuần. Một số sàn giao dịch chứng khoán lớn như sàn lớn thứ hai tại Ấn Độ – BSE (Bombay Stock Exchange), sàn Giao dịch chứng khoán New York (NYSE), sàn Giao dịch chứng khoán London đều đã phải gặp những sự cố không thể giao dịch cổ phiếu kéo dài từ 1 giờ dến một ngày. Ngày 1/10/2020, Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) phải ngừng giao dịch trong 1 ngày do vấn đề phần cứng trong hệ thống giao dịch. Đây được xem là sự cố tồi tệ nhất từ trước tới nay đối với một sàn giao dịch toàn cầu. Sau sự cố này, ông Koichiro Miyahara, Tổng giám đốc TSE đã từ chức.
Thế nhưng việc nghẽn giao dịch của sàn HOSE đã diễn ra khoảng 3 tháng nay, và vẫn chưa có giải pháp nào thật sự hiệu quả và được đồng tình, và bất kỳ biện pháp nào được áp dụng cũng kéo theo thời gian ít nhất từ 3 tháng cho tới những biện pháp kéo dài 8 tháng tới 1 năm. Trường hợp sàn HOSE được ghi nhận thật sự ‘hiếm có’ và gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam.