Rất nhiều món ăn người Việt ưa thích, nhưng lại gây hại cho gan. Điều đáng nói là người tiêu dùng không hề biết.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam có khoảng 7,8 triệu người mắc viêm gan B mạn tính, hơn 13.000 người bị xơ gan mất bù, gần 6.000 người bị ung thư tế bào gan và hơn 6.400 người tử vong do bệnh gan gây nên.
Lá gan của chúng ta thực hiện hơn 300 nhiệm vụ khác nhau nhưng trong đó việc đào thải độc tố, tạo máu và tiết mật để tiêu hóa thức ăn là những chức năng quan trọng nhất.
Viêm gan liệu có phải chỉ do virus? Chuyên gia nói không hoàn toàn, một nguyên nhân khiến nhiều người mắc viêm gan, đó là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Theo BS dinh dưỡng Lê Thị Hải, gan là cơ quan dễ bị tổn thương nhất khi bị các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể, vì vậy chế độ ăn uống hàng ngày giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với gan.
Rất nhiều món ăn người Việt ưa thích, nhưng lại gây hại cho gan. Điều đáng nói là người tiêu dùng không hề biết.
Theo ThS Nguyễn Đình Phú, Phó Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, măng tươi, thịt đỏ, gừng, tỏi, muối ăn, rượu bia… là những gạch đầu dòng cần lưu ý về những thực phẩm không tốt cho gan.
Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong. Trong 1kg măng củ có khoảng 230mg cyanide, tỷ lệ rất cao. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN). Đây là chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.
Gừng, tỏi cực tốt cho cơ thể, nhất là vào mùa đông, mùa lạnh, dùng để chế biển, dậy mùi các món ăn. Nhưng gừng, tỏi chứa nhiêùvolatile, khi biến chất sinh ra chất safrole gây biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan.
Tỏi sẽ làm ảnh hưởng, giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố gây hại cho gan, từ đó dẫn tới hiện tượng thiếu máu, bất lợi cho người mắc bệnh viêm gan.
Người mắc bệnh gan cũng không được ăn gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan, rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích, thậm chí dẫn đến hoại tử.
Thức ăn nhanh được nhắc đến như nhóm thực phẩm không tốt cho gan. Lý do là nếu tiêu thụ quá nhiều, hàm lượng đường fructose cao hay chất ngọt nhân tạo có thể tạo ra phản ứng độc hại. Gan là bộ phận “lọc”, xử lý, tất nhiên sẽ thêm gánh nặng.
Thực phẩm chứa cholestorol cao, chất béo chuyển hóa, món ăn nhiều muối (thịt xông khói, xúc xích, mắm..)cũng được các bác sĩ lưu ý. Nội tạng động vật (tim, gan, lòng…), thịt đỏ, tôm, thực phẩm chiên rán… cần phải cẩn trọng khi sử dụng vì không tốt cho gan và những người mắc bệnh gan.
Trong đó, nội tạng động vật làm giảm thiểu hoặc ức chế sự bài tiết mật khiến gan không thể thanh lọc được các chất béo, làm tăng gánh nặng cho gan trong quá trình chuyển hóa các chất này.
Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo, lượng calo cao, nếu thường xuyên ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho các tế bào gan. Lâu dần, khả năng chuyển hóa chất béo sẽ suy giảm, dẫn đến lượng lớn chất béo tích tụ trong gan, hình thành gan nhiễm mỡ.
Uống nhiều rượu bia, đồ uống có gas không tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho gan. Lý do là gan là nhà máy lọc, xử lý khi cồn trực tiếp hấp thu vào cơ thể. Uống rượu bia quá đà là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, tiến triển thành ung thư gan…
Người bệnh gan nên ăn thực phẩm ít chất béo, nhiều chất đạm từ thực vật, chất bột – đường, rau quả tươi, hạn chế mỡ dầu và gia vị. Cùng đó cần có chế độ sinh hoạt, luyện tập cân bằng, uống nhiều nước, ít thức khuya…