Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, việc lựa chọn và tìm kiếm Influencer là một trong những giải pháp marketing khá phổ biến của các doanh nghiệp.
Mục đích của giải pháp này là để doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu, cùng tệp khách hàng theo dõi của Influencer đó. Hình thức marketing này có ưu điểm là tạo mức độ tin cậy cho thương hiệu cao hơn so với việc đổ tiền chạy quảng cáo online trên các kênh khác.
Có nhiều ưu điểm là thế, nhưng hình thức marketing này lại được ví như một “con dao hai lưỡi” bởi vì chỉ cần doanh nghiệp lựa chọn Influencer chưa phù hợp thì hệ lụy xảy ra là khá lớn. Hiện nay, nhiều thương hiệu hay mắc phải sai lầm khi chọn Influencer, họ cho rằng để một chiến dịch Influencer marketing thành công là phải làm việc với những người có lượng người theo dõi cao nhất. Có nghĩa rằng tất cả các doanh nghiệp lớn sẽ thành công khi hợp tác với KOL. Còn các nhãn hàng nhỏ sẽ thất bại khi làm việc với các nano và micro influencer. Sự thật là nhiều chiến dịch thành công nhờ có sự tham gia của nano và micro influencer do họ phù hợp với sản phẩm và có lượng tương tác ổn định. Một số chiến dịch thất bại có liên quan đến KOL vì đơn giản họ không bao giờ sử dụng đến những sản phẩm đó hoặc hình ảnh của họ không phù hợp với sản phẩm. Mặc dù celebrities thường có hàng triệu người theo dõi, nhưng điều đó không có nghĩa là họ thường xuyên sử dụng chúng.
Mặt khác, cũng không ít doanh nghiệp hợp tác với Influencer chỉ có trong một giai đoạn ngắn mà ảnh hưởng đến cả brand dài hạn, điển hình như thương hiệu thẩm mỹ viện Aqua Clinic – một trong những đơn vị chuyên chăm sóc sắc đẹp đã tồn tại lâu năm với chất lượng dịch vụ đẳng cấp 5* cùng nhiều bác sĩ giỏi đến từ Hàn Quốc được rất nhiều người tin cậy vừa phải nếm trải “mặt trái” của con dao mang tên “Influencer” trong thời đại 4.0.
Cụ thể là trong thời gian gần đây công ty Aqua Clinic đã hợp tác với rất nhiều Kol, Influencer hay Blogger Beautiful nổi tiếng, thông qua những người có tầm ảnh hưởng để “kết nối niềm tin” giữa khách hàng và thương hiệu. Vô tình trong số Influencer đó lại bị Antifan tẩy chay. Nhiều antifan do không kiểm soát được cảm xúc Yêu – Ghét của mình nên đã có nhiều hành động tiêu cực gây ảnh hưởng đến thương hiệu. Aqua Clinic vì thế mà bị đánh đồng với nhiều tin xấu vì cộng đồng antifcan cho rằng thương hiệu vẫn còn đang hợp tác với Influencer mà họ đang công kích. Vụ việc chỉ dừng lại khi người đại diện của Aqua Clinic đứng ra đính chính thông tin về Influencer đó. Nhưng vẫn tồn tại đâu đó hình ảnh xấu của brand trong tâm trí khách hàng. Hiện trên google seach, ta chỉ cần tìm brand Aqua Clinic thì kết quả gợi ý của google trả về rất nhiều từ khóa xấu liên quan như : “Aqua Clinic lừa đảo , Aqua Clinic phốt , ….” và đa số các bài viết chỉ mang tính khách quan từ phía Antifan.
Qua sự việc trên, chúng ta rút ra kinh nghiệm khi làm việc với Influencer cần lưu ý về các khoản hợp đồng, trước và sau khi Influencer thực thi dự án Pr , doanh nghiệp chỉ nên hợp tác với các Influencer chất lượng và biết cách xử lý truyền thông khi bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan khác.
Những người làm Influencer cần có chất lượng phải hội đủ các yếu tố như :
+ Có số lượng người follow lớn mà còn phải focus chuyên môn của mình vào một lãnh vực.
+ Dành nhiều thời gian cho hoạt động – tương tác với các “fan cuồng” của mình.
+ Đưa ra các thông điệp mới, những nội dung cuốn hút, cả về chất lẫn lượng, tạo món ăn tinh thần không thể thiếu cho các fan trung thành.
Theo ông Mr Phước Coca – Cty Truyền thông và Quảng cáo Kumop cho biết : “Việc bùng nổ các Influencer thiếu chuyên nghiệp như hiện nay làm ảnh hưởng đến các thương hiệu khi hợp tác là không thể tránh khỏi, quan trọng là Influencer phối hợp với bên người quản lý Brand phải biết cách xử lý truyền thông khéo léo, đẩy mọi việc theo hướng có lợi hoặc tệ hơn là việc làm cho xoa dịu căng thẳng. Đồng thời chúng ta cũng nhìn nhận khía cạnh khác là các Antifan ở Việt Nam hiện nay đa số là những người cảm tính, hùa theo số đông và họ thiếu suy nghĩ trong hành động, việc các antifan đã kích vào Influencer , là chuyện giữa 2 phía, nhưng lại kéo các nhãn hàng vào tẩy chay – chỉ để trả đũa Influencer là chưa hợp lý, vì làm như thế thì Influencer thiệt hại 1 phần nhưng brand doanh nghiệp thiệt gấp trăm lần, nếu chúng ta nhìn xa hơn thì nó còn ảnh hưởng đến cả kinh tế thị trường này nọ. Cho nên tôi chỉ khuyên các Antifan nên hành động 1 cách sáng suốt, nếu việc tẩy chay quá đà rất dễ dẫn đến dấu hiệu vi phạm pháp luật, có thể sẽ bị kiện ngược lại và sẽ bị xử lý pháp luật theo từng mức độ.”
Cũng qua nhận định từ chuyên gia, chúng ta có thể thấy rõ sự ảnh hưởng ít nhiều từ các doanh nghiệp thông qua việc lựa chọn xu hướng quảng bá, marketing với những Influencer chưa đủ các yếu tố chất lượng để đại diện cho thương hiệu. Thẩm mỹ viện Aqua Clinic chỉ là một trong số hàng chục, hàng trăm ví dụ điển hình. Để tình trạng này không còn xảy ra, các doanh nghiệp nên có sự lựa chọn kỹ càng hơn đối với Influencer, đồng thời các cá nhân, các khách hàng cũng cần nhìn nhận sâu và xa hơn về giá trị cũng như chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp hơn thay cho những hành động theo cảm xúc như thực trạng của Aqua Clinic vừa qua.