• Chứng Khoán
  • Kinh Doanh
  • Quy Hoạch
  • Tài Chính
  • Tiêu Dùng
  • Tin Khác
  • Vật Giá
Menu Categories
  • Chứng Khoán
  • Kinh Doanh
  • Quy Hoạch
  • Tài Chính
  • Tiêu Dùng
  • Tin Khác
  • Vật Giá
Log in/Sign up
Wishlist Please, install WooCommerce Wishlist plugin
Cart To use Cart please install WooCommerce plugin
Vietnam Cost > Tiêu Dùng >

Để hàng Việt đắt khách ‘chợ gần’ tới ‘chợ xa’

Tiêu Dùng

Để hàng Việt đắt khách ‘chợ gần’ tới ‘chợ xa’

25 Tháng Tám, 2020 / 2165

Như một tín hiệu tốt lành giữa đại dịch, Trung tâm Triển lãm các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao vừa được mở cửa tại Tổ hợp thương mại VT-Namnueng Udon Thani, Đông Bắc Thái Lan dưới sự bảo trợ của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen, Hiệp hội Doanh nhân Thái-Việt.

Điểm đặc biệt của trung tâm là được khai mở tại khu vực tập trung đông người Việt sinh sống và kinh doanh trên đất Thái Lan. Đây là cơ hội để người tiêu dùng ở vùng Đông Bắc Thái Lan tiếp cận được hàng Việt Nam chất lượng cao. Trên cơ sở đó, giúp doanh nghiệp hai nước gia tăng hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, góp phần từng bước giúp cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.

Thực tế hàng năm, một số hội chợ hàng tiêu dùng Thái Lan được tổ chức tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn khác thì hàng Việt Nam – chất lượng vốn không hề kém cạnh – dường như khá nhọc nhằn tìm chỗ đứng tại các siêu thị, trung tâm thương mại ở Thái Lan nói riêng, nước ngoài nói chung.

Vậy, làm gì để hàng Việt “bén duyên” thị trường nước ngoài? “Chìa khóa” của vấn đề nằm ở chỗ cần làm bền chặt hơn nữa mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhà phân phối, bán lẻ nổi tiếng, xa hơn là xây dựng được một đội ngũ doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đủ sức vươn xa.

Một số liệu minh chứng cho vấn đề này là trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) đã xuất khẩu 268 triệu USD hàng hóa Việt Nam, chiếm hơn 50% doanh số mà tập đoàn này đã ký với Bộ Công Thương Việt Nam.

Tại Hội thảo “Kết nối với các hãng phân phối nước ngoài” do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, bên cạnh việc phát triển hiệu quả hệ thống phân phối hiện đại tại Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ còn là kênh xuất khẩu trực tiếp hữu hiệu, bền vững, đưa các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam tới tay hàng triệu người tiêu dùng thế giới.

Ở đây, bên cạnh vai trò “bà đỡ”, kết nối của các cơ quan quản lý mà trực tiếp là Bộ Công Thương, rất cần đến doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng. Chính họ là người am tường hơn hết các “sở trường, sở đoản” của hàng Việt để có thể cùng các đối tác bán lẻ nước ngoài xây dựng các chương trình mang tính nâng đỡ, tiếp sức cho hàng Việt.

Quang Lộc

Share Post
Trường dành riêng cho trẻ bị b...
Đồng Nai tập trung nguồn lực p...

Bài viết mới

  • Phòng chống cháy nổ trong công công trình giảm thiểu rủi ro cho tương lai
  • Những công việc có thể kiếm thêm thu nhập trong thời gian rảnh
  • Phụ nữ thì nên làm gì để kiếm thêm thu nhập nhanh chóng, đơn giản
  • MFast – Kinh doanh tài chính trong thời đại công nghệ
  • Ứng dụng công nghệ tài chính MFast hợp tác ngân hàng Kasikorn Bank Việt Nam

Copyright by Vncost