Nông sản Việt tái cơ cấu để giảm ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Trong 2 năm gần đây nông sản trong nước gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh. Vì vậy, người nông dân, nhà sản xuất các mặt hàng nông sản trở nên lao đao trên thị trường. Chính vì thế, chính phủ đã có chính sách tái cơ cấu ngành nông sản hướng tới thị trường trong nước. Bên cạnh đó là xuất khẩu chính ngạch. Nhờ đó có thể giảm thiểu ảnh hưởng do Covid-19 và phụ thuộc thị trường truyền thống.
Hướng đến thị trường trong nước
Nông sản Việt đang tái cơ cấu hướng tới thị trường trong nước và xuất khẩu chính ngạch giảm ảnh hưởng từ Covid-19 và phụ thuộc thị trường truyền thống.
Khó khăn của nông sản Việt trong đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã khiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong 6 tháng đầu năm nay giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sức sản xuất lớn của một nước nông nghiệp, việc tiêu thụ nông sản đã và đang trải qua khoảng thời gian gian nan.
Vải thiều, nhãn lồng… hay các nông sản đặc sản khác trong niên vụ này phải tìm hướng đi khác, khi việc hạn chế giao thương đi lại giữa các nước khó khăn trong xuất khẩu. Nhiều sản phẩm nông sản thu hoạch theo mùa vụ đã không bán quả tươi được mà phải chuyển sang chế biến.
Cá tra là sản phẩm chủ lực của không ít địa phương ở lưu vực sông Cửu Long vừa qua được ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp tổ chức sự kiện kết nối sản xuất tiêu thụ tại miền Bắc. Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp sản xuất lớn, trước đây thường chỉ đẩy mạnh xuất khẩu do việc bán sản phẩm ra nước ngoài dễ hơn, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp cho một đầu mối và số lượng lại lớn.
Trong khi ở trong nước, kênh phân phối chính vẫn là chợ truyền thống. Các đầu mối phân phối lớn còn rất ít. Chính vì vậy, muốn bán hàng ở trong nước, doanh nghiệp phải rất vất vả trong việc tổ chức mạng lưới phân phối.
Sự tích cực khi hướng đến thị trường trong nước
Ông Nguyễn Thái Dũng, Tổng giám đốc Công ty TNHH bán lẻ BRG cho biết. Hệ thống phân phối hiểu những khó khăn của những nhà sản xuất, xuất khẩu đang gặp. Chúng tôi cũng đã liên kết và kết nối để làm sao đưa những mặt hàng mà Việt Nam chất lượng cao vào hệ thống phân phối.
“Tuy nhiên, đang có sự khác biệt về quy cách sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm tiêu dùng trong nước. Chính vì vậy mà chúng tôi đã tích cực phối hợp với các nhà sản xuất Việt Nam. Từ đó điều chỉnh lại quy cách sản phẩm, mẫu mã cho phù hợp hơn với khách hàng trong nước”. Ông Nguyễn Thái Dũng nói.
Các khu vực sản xuất nông sản Việt để xuất khẩu trước kia cũng đang hướng đến thị trường nội địa. Và đang có sự rất là tích cực phối hợp với các kênh phân phối. Đặc biệt là các hệ thống siêu thị và trung tâm mại. Qua thời kỳ dịch bệnh, nông sản Việt cần phải “đi bằng hai chân” là bao gồm thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu mới đảm bảo phát triển bền vững, ông Dũng cho biết thêm.
Nông sản Việt cần giảm sự phụ thuộc vào thị trường truyền thống
Trong tình hình khó khăn của dịch bệnh nhiều chuyên gia đã chỉ ra hướng đi cho ngành nông sản Việt Nam. Nhờ đó, có thể phần nào giảm thiểu những rủi ro rất lớn cho ngành nông nghiệp.
Lợi ích khi xuất khẩu chính ngạch
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu, cà phê, hạt tiêu… chủ yếu đi các thị trường châu Âu và Mỹ. Trong dịch Covid-19 hồi đầu năm và vừa qua lượng hàng xuất khẩu không giảm. Tuy nhiên khách hàng có việc khách hàng xin thanh toán chậm.
“Hàng nông sản của chúng tôi hầu hết là giao dịch trực tuyến với khách hàng. Đưa đến các siêu thị của châu Âu và Mỹ với đường xuất khẩu chính ngạch. Do đó chúng tôi không chịu ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh”. Ông Phan Minh Thông chia sẻ.
Trong tình hình dịch bệnh, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản cũng cần tái cơ cấu lại. Tập trung vào đường xuất khẩu chính ngạch, áp dụng công nghệ. Ngoài ra, cần hướng tới các thị trường mới có giá trị giao dịch qua sản và bằng các hợp đồng tương lai. Ông Phan Minh Thông thông tin thêm.
Giải pháp giảm sự phụ thuộc vào thị trường truyền thống
PGS. TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng: Trong dịch bệnh thì ngoài lúa gạo được giá các nông sản Việt khác đều gặp khó khăn trong tiêu thụ. Xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường truyền thống (Trung Quốc) có lợi thế do đường biên giới dài. Tiêu chuẩn chất lượng không quá khắt khe, lại có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam.
“Tuy nhiên, việc xuất khẩu mặt hàng này lệ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống. Mặt khác, xuất khẩu đều qua đường tiểu ngạch. Các cặp chợ biên giới sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Dịch Covid-19, khi hạn chế giao thương trực tiếp qua biên giới đã khiến nông sản ùn ứ và khó khăn trong đầu ra”. – PGS. TS Ngô Trí Long nêu rõ.
Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến chúng ta cần nhìn nhận lại. Cần mở ra các thị trường mới đảm bảo tính ổn định. Nông sản Việt đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầu vào là nông sản thô. Trong khi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản chủ yếu do khâu chế biến, bao gói và hoạt động thương mại. Đi vào chế biến sâu sẽ bớt phụ thuộc thời vụ và nâng giá trị hướng phát triển bền vững, PGS. TS Ngô Trí Long phân tích. Ngoài ra, việc nỗ lực đưa nông sản vào chuỗi giá trị cũng là một việc rất quan trọng để phát triển giá trị sản phẩm cũng như sản lượng ngày một nâng cao. Nhờ đó, nông sản Việt sẽ hạn chế được những rủi ro trước đại dịch Covid.